5 Sai lầm khi trồng thuỷ canh dưa lưới dễ gặp phải mà người trồng thường bỏ qua
Trồng dưa lưới bằng phương pháp thuỷ canh ngày càng phổ biến nhờ những lợi thế khác biệt. Tuy nhiên vô tình bỏ qua những sai lầm nhỏ lại khiến việc trồng thuỷ canh dưa lưới không đạt được kết quả như mong muốn. Bài viết này này sẽ chỉ rõ cho các bạn những sai lầm khi trồng thuỷ canh dưa lưới mà rất nhiều người thường chủ quan bỏ qua.
Nội dung chính
I – Hiểu rõ thuỷ canh dưa lưới là gì?
Trồng dưa lưới bằng phương pháp thuỷ canh là trồng cây trên hệ thống chứa dung dịch thuỷ canh. Nước sẽ dẫn tự động qua hệ thống ống từ máy tưới, giúp rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây phát triển tốt hơn.
Với lợi thế mang tới năng suất cao, tiết kiệm thời gian và chi phí, hiện trồng thuỷ canh dưa lưới được rất nhiều người ưa chuộng.
Thuỷ canh dưa lưới mang tới năng suất và hiệu quả vượt trội
Quá trình trồng dưa lưới thuỷ canh không quá phức tạp. Chỉ cần có diện tích khoảng 2m2 ở ban công, góc tường hoặc sân thượng là các bạn đã hoàn toàn có thể sở hữu 1 giàn trồng dưa lưới thuỷ canh hoàn hảo.
Các bước cơ bản để trồng dưa lưới thuỷ canh gồm:
+ Bước 1: Chọn hạt giống
+ Bước 2: Lắp đặt giàn thủy canh tại nhà
+ Bước 3: Làm giàn cây
+ Bước 4: Tiến hành gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch.
II – Những sai lầm khi trồng thuỷ canh dưa lưới
Lưu ý ngay một số sai lầm dễ gặp phải khi trồng thuỷ canh dưa lưới dưới đây để đạt được hiệu suất như mong đợi.
1.Lựa chọn thời điểm trồng dưa lưới thuỷ canh không đúng
Dưa lưới là loại cây ưa nhiệt, khả năng chịu lạnh kém và chỉ phát triển tốt khi đầy đủ ánh sáng. Rất nhiều người trồng dưa lưới vào mùa đông, nhiệt độ thấp khiến cây kém phát triển, gặp phải sâu bệnh. Cùng với đó, trồng dưa lưới sai thời điểm còn làm giảm chất lượng đậu quả, trái nhỏ và không được ngọt.
Thời điểm phù hợp để trồng dưa lưới thuỷ canh là khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 9
Do đó, để đảm bảo có kết quả tốt nhất, hãy lựa chọn trồng dưa lưới thuỷ canh vào khoảng giữa tháng 2 tới tháng 9 hàng năm.
2. Trồng dưa lưới thuỷ canh ở vị trí không đảm bảo
Như đã đề cập, dưa lưới là cây ưa sáng, tuy nhiên nhiều người không lưu ý vấn đề này đã khiến cây không phát triển toàn diện, quả bé và không được ngọt.
Do vậy, cần lựa chọn địa điểm có nhiều ánh sáng mặt trời, diện tích rộng cũng như không bị che phủ bởi bóng râm.
Ngoài ra, cần lưu ý về khoảng cách trồng phù hợp, khoảng cách hàng 70cm và 45cm cho khoảng cách cây. Cùng với đó, nhiệt độ thích hợp sẽ dao động khoảng 21 – 31 độ C. Trong điều kiện khí hậu quá nóng > 35 độ, cần cung cấp một chút bóng râm.
3. Không cắt tỉa và cấp đủ dinh dưỡng cho cây
Việc cắt tỉa cho cây dưa lưới là điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên nhiều người lại thường bỏ qua bước này.
Khi cây được vài lá thật, dưa lưới sẽ đẻ nhánh ở từng nách lá. Lúc này các bạn cần bỏ hết những nách này đi, chỉ để lại nhánh ở nách lá thứ 8 – 10. Khi nhánh này mọc dài, hãy tiến hành bấm ngọn cho nhánh và chỉ để lại 1 hoa cái cùng 1 lá cạnh hoa cái.
Cần thường xuyên cắt tỉa và cấp đủ dinh dưỡng để dưa lưới đạt năng suất tốt
Giai đoạn bấm ngọn tiếp theo là lúc hoa được thụ phấn và quả đang lớn dần. Lúc này các bạn đếm lá trên thân chính rồi bấm ngọn, chỉ giữ lại 22 – 25 lá ở thân chính để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Lưu ý, các bạn chỉ nên để lại 1 quả trên mỗi cây dưa lưới nhằm đảm bảo cây dành tất cả dưỡng chất để tạo nên 1 quả lớn, ngon ngọt thay vì nhiều quả nhỏ, nhạt vị.
4. Không phòng bệnh hại cho cây dưa lưới thuỷ canh từ sớm
Dưa lưới rất dễ mắc phải các bệnh như: Phấn trắng, sương mai, héo xanh,…Cùng với đó là những loại côn trùng gây hại như nhện đỏ, bọ phấn, rầy mềm. Tuy nhiên người trồng hay chủ quan không phòng bệnh từ sớm dẫn tới việc phát hiện muộn khiến cây không mang tới năng suất như mong muốn, thậm chí là chết.
Do vậy, các bạn cần thường xuyên thăm vườn, giữ sự thông thoáng và xử lý sâu bệnh từ sớm.
5. Không kiểm tra lượng nước tưới thường xuyên
Việc thiết kế hệ thống tưới đảm bảo nước cung cấp đủ tới từng chậu và có lối thoát là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên do chủ quan mà nhiều người thường không kiểm tra nước thường xuyên khiến lượng nước tưới không đủ hoặc quá nhiều khiến cây dưa lưới không phát triển tốt.
Trước khi thu hoạch 1 tuần, nên bổ sung kali để dưa lưới ngọt hơn.
Ngoài ra, trước khi thu hoạch 1 tuần, các bạn cũng nên bổ sung thêm phân bón (100g phân Kali) và bồn dinh dưỡng nhằm tăng độ ngọt cho cây. Cùng với đó, khi quả đã to, trọng lượng tăng cũng nên dùng dây treo quả để có được chất lượng tốt nhất.
III – Một số lưu ý khác khi trồng dưa lưới thuỷ canh
Bên cạnh những sai lầm nêu trên, khi trồng thuỷ canh dưa lưới các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo cây trồng phát triển tốt nhất.
+ Lựa chọn bộ dụng cụ, vật tư phục vụ việc nuôi trồng thuỷ canh phù hợp và đảm bảo chất lượng.
+ Mua dinh dưỡng thuỷ canh ở nơi uy tín để đảm bảo đủ liều lượng, thức ăn cho cây.
+ Lựa chọn thiết kế hệ thống thuỷ canh phù hợp cho việc trồng dưa lưới.
Đảm bảo được các tiêu chí trên, dưa lưới sẽ đạt hiệu suất và chất lượng tốt nhất.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn về cách trồng dưa lưới thủy canh. Hãy lưu ý rõ những điều này để không mắc phải những sai lầm khi trồng thuỷ canh nhé.
Ngoài ra, nếu các bạn đang phân vân chưa biết phải mua dụng cụ, dinh dưỡng thuỷ canh dưa lưới hay đang tìm kiếm đơn vị thiết kế thuỷ canh ở đâu uy tín, chất lượng thì có thể liên hệ ngay tới SkyFarm nhé.
SkyFarm đang là đơn vị uy tín hàng đầu trên khắp cả nước về lĩnh vực cung cấp các bộ mô hình, dụng cụ, vật tư trồng dâu tây thuỷ hoàn chỉnh. Với bộ vật tư thủy canh chuyên nghiệp tại SkyFarm, bất kỳ ai cũng có thể trở thành chuyên gia trồng thuỷ canh dưa lưới ngay tại chính ngôi nhà của mình. Tham khảo thêm thông tin TẠI ĐÂY!
Lê thanh sơn
Trả lời
Hạnh Trần
Trả lời
Thương Nguyễn
Hạnh Trần
Hạnh Trần
Thương Nguyễn